Từ xưa đến nay, chúng ta thường hay chứng kiến trước khi khởi công xây dựng một công trình gì đó như nhà phố hay biệt thự thì đều có người bày biện mâm cỗ & cúng vái, gọi là cúng khởi công. Vậy cúng khởi công để làm gì và có nguồn gốc từ đâu? Cùng Xây Dựng Dr. Home tìm hiểu và tham khảo hướng dẫn cúng khởi công trong xây dựng nhà nhé!

Nguồn gốc cúng khởi công

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, trước khi khởi công xây dựng nhà thì gia chủ sẽ thường bày biện mâm cỗ để cúng bái tổ tiên, thổ thẩn. Việc làm này được cho là cần thiết và tuyệt đối không thể thiếu trong phong tục xây dựng nhà cửa. Vì theo quan niệm của ông bà ta thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dr Home cung khoi cong xay dung hoan thien nha tho cong trinh Verosa Park Khang Dien E7

Dr. Home cúng khởi công xây dựng hoàn thiện nhà phố Verosa Park Khang Điền

Việc bày biện mâm cỗ cúng khởi công như một sự “trình báo” với tổ tiên, thổ thần về việc xây cất nhà cửa. Đồng thời đây cũng là tín ngưỡng, niềm hy vọng về sự thuận buồm xuôi gió trong suốt quá trình thi công và cầu mong may mắn, phúc khí về sau cho cả gia đình.

Lễ cúng khởi công trước đây có nguồn gốc từ phong tục làm lễ động thổ đầu năm. Nước ta có nền tảng nông nghiệp từ xa xưa, nên điều này có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục của người Việt nói chung. Cứ mỗi mùng 3 Tết hàng năm trước khi vác cuốc ra ruộng, người việc có thói quen làm lễ động thổ cúng bái tổ tiên, thổ thần. Trong sử sách cũng thường kể về câu chuyện các vua quan cùng nông dân cùng làm lễ “tịch điền”, cúng bái trước khi cày cuốc đất đai vào đầu năm để cầu mong mưa thuận gió hoà, vụ mùa bội thu.

An cư lạc nghiệp” là lời dạy của ông bà ta từ bao đời nay. Xây nhà có vai trò rất lớn đối với mỗi người và cả gia đình. Chính vì thế trước khi bắt đầu công việc động thổ quan trọng, ông bà ta thường hay trang trọng làm lễ cúng bái tổ tiên và cầu khẩn.

Dr Home cung khoi cong xay dung hoan thien nha tho cong trinh Verosa Park Khang Dien E7 view 2

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục cúng khởi công

 

Theo quan niệm của ông bà ta cho đến ngày nay: Vị thần cai quản những việc liên quan đến đất đai chính là Thổ Địa. Dù ngày nay trở nên hiện đại bao nhiêu đi nữa, người ta vẫn rất tôn kính và tín ngưỡng vị thần này nên vẫn thờ tượng, lập đền thờ khắp nơi.

Chính vì thế, trước khi xây dựng nhà, gia chủ phải tiến hành “xin phép” Thổ Địa. Theo thời gian, phong tục này trở nên phổ biến và trở thành thói quen, phong tục cúng bái trước khi động thổ, khởi công xây dựng đã trở thành nghi thức không thể thiếu, đặc biệt là trong công tác xây dựng nhà cũng như những công trình xây dựng khác như trường học, bệnh viện, chung cư…

Dr Home cung khoi cong xay dung nha pho tai duong Cach Mang Thang 8, Quan 10

Cúng khởi công xây dựng nhà phố Quận 10

Cúng khởi công có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhà ở, theo quan niệm phong thuỷ và tập tục của ông bà ta từ xưa đến nay, việc làm này mang ý nghĩa thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với tổ tiên và các vị thần chuyên cai quản đất đai như Thổ Địa. Đồng thời nghi lễ này có có ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, sức khoẻ, may mắn và bình an, cho qua chủ cũng như những thành viên khác trong gia đình.

Phong tục này không những mang ý nghĩa tâm linh mà còn là nét văn hoá đặc trưng trong đời sống của người Việt được lưu truyền từ bao đời nay. Chính vì thế nghi thức này thường được chuẩn bị và bày biện một cách tỉ mỉ, chỉnh chu. Đặc biệt phải chú ý giờ hoàng đạo (mỗi gia chủ sẽ có giờ thích hợp khác nhau) để tiến hành làm lễ cúng khởi công. Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều điều kiêng kỵ về tuổi tác, ngày làm lễ động thổ.

>> Xem thêm: https://www.pinterest.com/xaydungdrhome/

Dr Home thi cong xay dung truong hoc quoc te Quan 3

Thi công xây dựng trường học ở Quận 3

Hướng dẫn các bước chuẩn bị tiến hành cúng khởi công

Bước 1: Xem ngày và giờ tiến hành cúng

Việc lựa chọn ngày và giờ cúng được xem xét theo tử vi phong thủy cũng như phải hoàn toàn phụ thuộc vào gia chủ có tuổi hợp với ngày và giờ cúng hay không. Với những gia đình có vợ hoặc chồng có tuổi vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên đứng ra tiến hành cúng khởi công.

Với trường hợp vợ hoặc chồng có tuổi đều hợp vào hai năm trên thì phải mượn người có tuổi đẹp, không phạm vào hai năm trên để có thể tiến hành bắt đầu cúng khởi công, làm lễ động thổ, xây nhà. Đặc biệt những ngày gia chủ cần phải tránh là trùng tang, hắc đạo, trùng phục,… Để có thể biết được có phạm phải những ngày đó không thì các gia chủ nên đi hỏi “thầy” ở các chùa.

Bước 2: Chuẩn bị những vật lễ cúng

Gia chủ hoặc người đứng ra cúng khởi công sẽ chuẩn bị những vật phẩm như sau:

  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  • 1 con gà
  • 1 dĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 1 dĩa muối
  • 1 bát gạo
  • 1 bát nước
  • Rượu trắng
  • Bao thuốc, lạng chè
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia… Tất cả đều màu đỏ, kiếm trắng
  • 1 đinh vàng hoa
  • 5 lễ vàng tiền
  • 5 cái oản đỏ
  • 5 lá trầu, 5 quả cau ( hoặc 3 miếng trầu cau đã têm vôi)
  • 5 quả tròn (mâm ngũ quả)
  • 9 cành hoa hồng đỏ
  • 1 dĩa muối gạo
  • 3 hủ nhỏ đựng muối-gạo-nước

Mam le vat cung khoi cong

Một mâm cúng khởi công điển hình

Bước 3: Tiến hành cúng

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng, khi bắt đầu cúng thì nội dung cúng cũng rất quan trọng. Dưới đây là nội dung bài khấn cúng, hãy cùng tham khảo nhé.

Nam mô a di Đà Phật! (x3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương Niên.

– Con kính lạy các Tôn Phần Bản Xứ.

Tín chủ (chúng) con là:……

Ngụ tại(chỗ ở):………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ (con) thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ (con) khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Định Phúc Táo quân, các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền Chủ, Hậu Chủ và các vị Hương Linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (x3 lần).

Cúng hởi công xuất phát điểm là một nghi lễ thuộc về tín ngưỡng tâm linh. Tuy nhiên, đứng ở góc độ khoa học thì lễ cúng này có ý nghĩa rất quan trọng. Khi tiến hành lễ cúng, gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm và an nhiên hơn. Sau đó là việc sống trong một ngôi nhà xanh mát, thoải mái, được bày trí nhiều yếu tố có lợi về phong thuỷ sẽ giúp các thành viên trong nhà thêm phần yên tâm và vui vẻ hơn. Khi tâm trạng dễ chịu thì may mắn tự khắc đến, sức khoẻ, công việc và cuộc sống cũng sẽ thuận lợi và tốt đẹp hơn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *